Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

Bị mụn cóc sinh dục khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị


Nếu phụ nữ chẳng may bị mụn cóc sinh dục khi mang thai thì cần phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ cho bản thân cũng như trẻ trong bụng. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nguyên nhân bị mụn cóc sinh dục khi mang thai, triệu chứng và cách điều trị của bệnh.

Bị mụn cóc sinh dục khi mang thai


Trước tiên chúng ta cùng đi tìm nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Nguyên nhân bị mụn cóc sinh dục khi mang thai


Có hai trường hợp người phụ nữ bị mụn cóc sinh dục khi mang thai. Trường hợp thứ nhất đó là khi đang bị bệnh nhưng người bệnh không biết vẫn quan hệ tình dục nên mang thai. Thứ hai đó là khi mang thai và không may bị nhiễm bệnh. Các con đường lây nhiễm bệnh mụn cóc sinh dục như sau:

Quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục với người đang bị bệnh mụn cóc khiến chị em bị lây nhiễm bệnh. Đây là con đường lây nhiễm bệnh mụn cóc sinh dục chủ yếu ở những chị em phụ nữ đang mang thai.

Sử dụng vật dụng cá nhân với người bệnh: Các vật dụng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, quần lót, bàn chải đánh răng có thể là nơi lưu lại virus gây bệnh khi người bệnh sử dụng vì thế khi người khỏe mạnh sử dụng chúng có thể sẽ bị lây nhiễm bệnh.

Qua tiếp xúc vết thương hở: Những vết thương hở có thể tạo điều kiện cho virus gây bệnh xâm nhập và gây bệnh

Dấu hiệu bị mụn cóc sinh dục khi mang thai


Sau khoảng thời gian ủ bệnh khoảng 2 đến 9 tháng tại bộ phận sinh dục như âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé sẽ xuất hiện những mụn nhỏ có màu đỏ, kích thước nhỏ, không gây đau, không gây ngứa. Dần dần những mụn nhỏ này liên kết lại với nhau thành những mảng mụn lớn có hình dạng như hoa súp lơ, hoa mào gà.  Dưới đây là hình ảnh của mụn cóc sinh dục giúp bạn nhận biết dễ dàng căn bệnh hơn:
Hình ảnh bệnh nhân bị mụn cóc sinh dục

Sau khoảng thời gian vài tuần các mụn cóc sinh dục có thể tự biến mất mà không cần điều trị nhưng đây lại là dấu hiệu cho những đợt tái phát về sau.


Những ảnh hưởng nếu bị mụn cóc sinh dục khi mang thai


Khi mang thai, cơ thể người mẹ có những thay đổi về nội tiết tố, hệ thống miễn dịch và sự gia tăng đáng kể của lượng dịch tiết âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho những mụn cóc sinh dục phát triển nhanh chóng.

Bị mụn cóc sinh dục khi mang thai có thể gây ra những khó khăn trong quá trình sinh đẻ vì những mụn cóc sinh dục mọc dày đặc trong âm đạo có thể gây ảnh hưởng đến sự co dãn của tử cung.

Người mẹ bị mụn cóc sinh dục khi mang thai sẽ không thể lây truyền cho thai nhi khi còn trong bụng mẹ nhưng trẻ lại rất dễ bị lây nhiễm bệnh khi được sinh ra theo con đường tự nhiên hoặc trong quá trình mẹ chăm sóc con. Khi bị nhiễm bệnh trẻ có thể sẽ gặp một số vấn đề về hô hấp khi mụn cóc sinh dục phát triển ở miệng và họng. Gây ra mù lòa hoặc gây ảnh hưởng đến thị giác với những trường hợp mụn cóc sinh dục ở mắt.

Người mẹ bị mụn cóc sinh dục khi mang thai còn có thể làm tăng nguy cơ ung thư cho cả mẹ và bé nếu như virus HPV gây bệnh thuộc tuýp 16 và 18.

Khi bị nhiễm virus HPV người bệnh sẽ phải sống cả đời với nó vì hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có thể khống chế sự phát triển của nó và ngăn chúng gây ra những triệu chứng. Vì vậy khi bị mắc bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Có thể bạn quan tâm:
Mụn cóc sinh dục có phải là bệnh sùi mào gà không?
Tìm hiểu mụn cóc sinh dục là bệnh gì?
Mụn cóc sinh dục có nguy hiểm không?

Nên làm gì khi bị mụn cóc sinh dục khi mang thai


Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh mụn cóc sinh dục, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để các bác sĩ sẽ có những hướng xử lý. Tuyệt đối không tự mua thuốc uống hay bôi về sử dụng vì khi đang mang thai nếu bạn sử dụng thuốc có thể gây ra những tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Các bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện những biện pháp đốt mụn cóc sinh dục để điều trị bệnh cho bạn.

Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung chất xơ, sữa, cà chua, tỏi cho người mẹ bị mụn cóc sinh dục khi mang thai. Hạn chế sử dụng những thực phẩm cay nóng, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Nên thực hiện điều trị bệnh khỏi trước khi sinh con. Khi người mẹ bị mụn cóc sinh dục khi mang thai,  nếu sinh con thì nên lựa chọn sinh mổ để hạn chế khả năng lây bệnh cho con.

Trên đây là những thông tin về bị mụn cóc sinh dục khi mang thai: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa mụn cóc sinh dục. Nếu như bạn còn thắc mắc cần sự tư vấn có thể liên hệ đến số điện thoại 01665 115 11601665 116 117 để nhận được tư vấn nhanh nhất.